Trong tuần qua, nhiều độc giả bị ấn tượng mạnh về phóng sự ‘Đột quỵ – Đừng để bạn là người tiếp theo’, do Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM phối hợp cùng Hội Đột quỵ TP.HCM thực hiện.
Hội Đột quỵ TP.HCM phối hợp với Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM thực hiện clip phóng sự cảnh báo về tình trạng đột quỵ
Thông qua những chia sẻ chuyên môn và câu chuyện của những nhân vật vừa trải qua “cửa tử”, phóng sự lan tỏa mạnh mẽ thông điệp: cần kiểm soát tình trạng thừa cholesterol để phòng ngừa đột quỵ.
Chỉ 1 ngày sau khi phát hành (10-6), phóng sự thu hút gần 20 triệu lượt xem và nhận được nhiều chia sẻ, bình luận tỏ rõ sự quan tâm đến chủ đề đột quỵ.
Phóng sự mở đầu bằng những hình ảnh sinh hoạt rất đời thường như anh tài xế ngồi trên vô lăng, cô nhân viên văn phòng trẻ tuổi chuẩn bị đi làm… Nhưng khi đột quỵ ập đến, mọi thứ bỗng chốc thay đổi tất cả…
Tuy là một trong số ít những trường hợp may mắn gượng dậy được sau cơn đột quỵ, nhưng giờ đây anh tài xế buộc phải bỏ luôn nghề lái xe; cô nhân viên văn phòng trẻ tuổi chỉ còn biết cầu xin bác sĩ cứu mình; anh luật sư ám ảnh với nỗi sợ rồi đây mình là kẻ ăn bám gia đình, ăn bám xã hội….
Quả thật, nhiều người hiện nay còn rất thờ ơ với tình trạng thừa cholesterol của bản thân; chưa ý thức được đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ. Đặc biệt, ít ai ý thức được tình trạng thừa cholesterol đến từ lối sống, ăn uống không khoa học. Điều này đang để lại những hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội khi xảy ra đột quỵ.
TS.BS. Nguyễn Bá Thắng – phó chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM, trưởng Trung tâm Khoa học Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – cho biết có khoảng 200.000 ca đột quỵ mới được ghi nhận mỗi năm.
Ở các bệnh viện lớn, số ca đột quỵ tăng gấp 3-4 lần so với 5-10 năm trước đây; độ tuổi của các bệnh nhân đột quỵ cũng ngày càng trẻ hóa.
Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có 11.000 người tử vong do đột quỵ. Tỉ lệ này cao gấp đôi so với số ca tử vong do tai nạn giao thông.
Đột quỵ cũng là nguyên nhân gây ra tàn phế hàng đầu. Cụ thể, 50% người bệnh đột quỵ phải lệ thuộc vào người khác, không thể tự sinh hoạt được; 75% không thể trở về cuộc sống trước đây.
Đáng nói hơn, 75% các ca đột quỵ có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng thừa cholesterol. Nhưng yếu tố nguy cơ này cho đến nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Năm 2020, trong “Tháng hành động đẩy lùi tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể” do Bộ Y tế phát động đã đưa ra cảnh báo tại Việt Nam, cứ 10 người trưởng thành thì có 3 người bị thừa cholesterol, cho thấy tình trạng thừa cholesterol của người Việt đang ở mức báo động .
Nói về giải pháp, TS.BS. Nguyễn Bá Thắng cho biết nếu kiểm soát tốt tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể sẽ giúp giảm 27% nguy cơ đột quỵ
Theo TS.BS Nguyễn Bá Thắng: “Để phòng ngừa tình trạng thừa cholesterol, chúng ta phải kiểm tra, tầm soát định kì; thường xuyên tập thể dục thể thao và phải có chế độ ăn uống lành mạnh. Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều cholesterol, đồng thời có thể bổ sung thêm những thực phẩm có khả năng giảm hấp thụ cholesterol trong thức ăn”.
Kết thúc phóng sự, người đọc chú ý đến lời nhắn nhủ cùng phòng tránh tình trạng thừa cholesterol để giảm nguy cơ đột quỵ
“Đột quỵ – Hãy phòng để không phải trị”.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thầy Cô Ngọn Hải Đăng Soi Sáng Con Đường Đời
Chả Bò Đà Nẵng – Tinh Hoa Ẩm Thực Miền Trung
CHẢ BÒ NGON TRỨ DANH TẠI ĐÀ NẴNG
14 năm một chặng đường cửa hàng phân phối Chả bò Cô Huệ tại 59 Thép Mới, Tân Bình, HCM
Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, lòng người lại hân hoan rạo rực……
Đặc sắc văn hóa ẩm thực truyền thống Đà Nẵng
Mùa thu bình yên ở vùng sông nước Bỉ
Chủ tịch Robot Nguyễn Phương Nam với 3 lần vượt bão